Dù là chuyển kho xưởng hay di dời máy móc, rủi ro luôn tiềm ẩn nếu không cẩn trọng. Để đảm bảo an toàn cho hàng hóa, thiết bị và nhân công, việc chủ động phòng tránh là vô cùng cần thiết. Cùng Vicosa tìm hiểu về những rủi ro thường gặp và các biện pháp giảm thiểu rủi ro khi chuyển kho xưởng qua bài viết dưới đây.
Các rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện chuyển kho xưởng, nhà máy
Dưới đây là một số các rủi ro có thể xảy ra nếu trong quá trình thực hiện công việc bạn không tạo nên được một kế hoạch cụ thể, cùng với đó là sự cẩn thận như:
- Hư hỏng hàng hóa: Thiết bị, máy móc lớn, giá trị cao hoặc hàng hóa dễ vỡ dễ bị tổn thất do đóng gói, vận chuyển không đúng cách hoặc bảo quản không tốt.
- Mất mát hàng hóa: Quản lý lỏng lẻo, ghi chép thiếu sót hoặc trộm cắp có thể khiến hàng hóa thất lạc trong quá trình vận chuyển và sắp xếp.
- Hư hỏng tài sản cố định: Tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt không chuyên nghiệp có thể gây hư hại cho công trình, thiết bị cố định.
- Tai nạn lao động: Di chuyển thiết bị nặng, làm việc trên cao tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nếu không đảm bảo an toàn lao động.
- Ảnh hưởng sức khỏe: Áp lực công việc, thời gian có thể gây căng thẳng, mệt mỏi cho nhân viên.
- Gián đoạn sản xuất: Dừng hoặc giảm sản xuất ảnh hưởng tiến độ giao hàng, mất lòng tin khách hàng, giảm doanh thu.
- Tăng chi phí: Vận chuyển, nhân công, đóng gói, bảo quản và các chi phí phát sinh có thể đội vốn.
- Rủi ro pháp lý: Hợp đồng, bảo hiểm, tranh chấp nếu không xử lý rõ ràng ngay từ đầu có thể gây rắc rối pháp lý.
Xem thêm: Các giải pháp giải quyết tranh chấp khi chuyển kho xưởng, di dời máy móc khi gặp sự cố
Cách phòng tránh các rủi ro khi thực hiện chuyển kho xưởng, máy móc, di dời nhà xưởng
Để phòng tránh các rủi ro ở trên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp cơ bản như sau, đây cũng là các cách mà chúng tôi thường áp dụng trong các dự án di dời máy móc, chuyển kho xưởng cho khách hàng.
- Xác định rõ lý do di dời, địa điểm mới, thời gian hoàn thành dự kiến.
- Liệt kê tất cả các hạng mục cần di dời, từ máy móc lớn đến vật tư nhỏ.
- Dự trù kinh phí cho vận chuyển, đóng gói, lắp đặt, bảo hiểm và các chi phí phát sinh.
- Lên kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn, từ tháo dỡ, đóng gói, vận chuyển đến lắp đặt và kiểm tra.
- Phân công rõ ràng nhiệm vụ cho từng cá nhân hoặc bộ phận.
- Lập danh sách tất cả tài sản, máy móc, thiết bị, hàng hóa.
- Phân loại theo tính chất (dễ vỡ, cồng kềnh), giá trị và mức độ quan trọng.
- Đánh dấu rõ ràng từng tài sản để dễ dàng theo dõi và kiểm soát.
- Sử dụng vật liệu chuyên dụng (thùng carton, xốp hơi, pallet) để bảo vệ tài sản.
- Đảm bảo tài sản được lashing chắc chắn, tránh va đập, trầy xước.
- Cất giữ tài sản đóng gói ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt và ánh nắng trực tiếp.
- Tìm kiếm kỹ lưỡng về các đơn vị vận chuyển, ưu tiên chọn đơn vị có kinh nghiệm trong vận chuyển kho xưởng, máy móc.
- Đọc kỹ các điều khoản về trách nhiệm, bảo hiểm, bồi thường thiệt hại.
- Đảm bảo tài sản được bảo vệ trước rủi ro mất mát, hư hỏng.
- Đảm bảo bảo hiểm bao gồm các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển và lắp đặt.
- Theo dõi sát sao mọi hoạt động di dời, từ tháo dỡ đến lắp đặt.
- Có phương án dự phòng cho các tình huống bất ngờ (tai nạn, hư hỏng, chậm trễ).
- Duy trì liên lạc với đơn vị vận chuyển, nhân viên, các bên liên quan.
Xem thêm: Các loại giấy phép và thủ tục hành chính khi thực hiện chuyển kho xưởng, di dời máy móc
Xem thêm các kiến thức hay trong ngành:
Tổng kết
Việc chuyển kho xưởng, nhà máy tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không có kế hoạch rõ ràng, quy trình chuyên nghiệp và đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu chuẩn bị kỹ lưỡng, khả năng xảy ra sự cố sẽ rất thấp, trừ những trường hợp bất khả kháng.
Quý khách hàng khi tự thực hiện di dời kho xưởng cần đặc biệt lưu ý đến các vấn đề đã nêu. Nếu chưa có kinh nghiệm, hãy cân nhắc sử dụng dịch vụ di dời nhà xưởng của Vicosa để được hỗ trợ toàn diện và đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi.